淡汝浓抹网

淡汝浓抹网

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

pum848673291

Người Mông ở Điện Biên có nhiều nghề thủ công mang đậm nét văn hóa dân tộc như nghề rèn,ềrèncủangườiMôngởĐiệnBiêndisảnvănhóaphivậtthểQuố nghề làm nhạc cụ, dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên vải... Trong đó nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với hoạt động sản xuất của bà con.

Ngày nay, cuộc sống của đồng bào Mông cũng đã có nhiều đổi thay, nhiều vật dụng trong nhà cũng dễ dàng mua được ở chợ, song người dân vẫn giữ nghề rèn truyền thống.

Để làm ra một sản phẩm, người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm thì mài cho sắc, làm tay cầm. Trong khâu tôi thép của người Mông có một bí quyết riêng để tạo nên những sản phẩm nông cụ truyền thống có chất lượng cao, đó là khả năng nhìn màu thép để đưa vào tôi. Người Mông có nhiều cách tôi thép khác nhau, có loại thép thì tôi bằng nước, có cho một lượng muối vừa phải, có loại thì tôi bằng nước của thân cây chuối và cũng có thể là bằng dầu nhớt.

Tại buổi lễ, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định: Sự đóng góp không ngừng nghỉ của các thế hệ nghệ nhân, cộng đồng dân tộc Mông đã nâng niu, trao truyền và gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này. Do đó trong thời gian tới, các chủ thể cần tiếp tục tuyên truyền, quảng  bá các giá trị của di sản; khuyến khích việc tăng cường truyền dạy nghề rèn cho thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng sản phẩm...

Đây cũng là góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6)trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.